Đã gần một năm kể từ khi làn sóng nghỉ việc lớn nhất trong lịch sử xảy ra khi các báo cáo cho thấy hàng triệu người lao động Hoa Kỳ rời bỏ công việc của họ mỗi tháng để tìm kiếm điều gì đó tốt hơn. Xu hướng này được dự báo sẽ không biến mất trong tương lai.

Trong khi các chuyên gia về nhân sự đưa ra một loạt suy đoán về lý do tại sao mọi người rời bỏ công việc, từ thất vọng với mức lương đến nỗi sợ hãi về COVID-19 cho đến mong muốn tìm kiếm các vị trí có ý nghĩa hơn, họ vẫn chưa thống nhất được những người hiện không có việc làm hiện đang làm gì với thời gian rảnh.
Trong thế giới CNTT nói riêng, các thống kê cho thấy những người tham gia làn sóng nghỉ việc hiện đang dành thời gian rảnh rỗi để trau dồi kỹ năng và cải thiện hồ sơ của họ bằng cách theo đuổi các chứng chỉ khác nhau về công nghệ.
Các khóa học về công nghệ trở nên phổ biến một cách đột ngột trong năm 2021
Theo Class Central, một công cụ tìm kiếm và trang web đánh giá các khóa học trực tuyến miễn phí, các khóa học trực tuyến hàng đầu cho năm 2021 là các khóa học về CNTT, nhiều trong số đó được cung cấp bởi Google và các loại chứng chỉ này trông rất tuyệt vời trên hồ sơ xin việc. Dưới đây là một số ví dụ về các khóa học hàng đầu:
- Foundations of User Experience (UX) Design
là khóa đầu tiên trong chuỗi bảy khóa học về chủ đề này.
- Data Analysis With R Programming
, cung cấp đào tạo về cách “làm sạch, sắp xếp, phân tích, trực quan hóa và báo cáo dữ liệu theo những cách mới và mạnh mẽ hơn.”
- AWS Cloud Technical Essentials
, các nguyên tắc cơ bản của AWS.
- AWS Cloud Practitioner Essentials
, giúp khám phá “các khái niệm cơ bản về AWS Cloud để giúp bạn tự tin đóng góp vào các sáng kiến liên quan đến cloud của tổ chức mình”.
Bằng cấp chuyên môn giúp tăng giá trị cho cá nhân trên thị trường lao động
Các chứng chỉ chính là chìa khóa đến mức lương cao hơn và cũng chính là lời cam kết của bạn gửi đến nhà tuyển dụng về con đường mà bạn muốn chọn để phát triển bản thân. Đối với những ứng viên nổi bật, chứng chỉ chuyên môn chắc chắn tăng cơ hội bạn được phỏng vấn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nghĩ đến chi phí cơ hội cho thời gian của một cá nhân. Mặc dù chúng tôi yêu thích các chứng chỉ miễn phí, nhưng nhiều chứng chỉ miễn phí không có khả năng giúp ai đó bắt đầu sự nghiệp của họ. Trong nhiều trường hợp, sau khi một người dành hàng tháng để đạt được các chứng chỉ miễn phí này, họ sẽ cần phải dành thêm thời gian để lấy được những chứng chỉ mới khác để đảm bảo rằng họ có các chứng chỉ cụ thể mà nhà tuyển dụng mong muốn. Khi bạn cân đong đo đếm thời gian bỏ ra và mức lương của một số vị trí trong ngành CNTT, việc bỏ ra hàng tháng cho các chứng chỉ miễn phí không đúng với định hướng có thể khiến bạn tiêu tốn hàng chục nghìn đô thu nhập bị mất.
Mặc dù các chứng chỉ sau có thể khó đạt được hơn và có thể không được cung cấp miễn phí, nhưng chúng chắc chắn tạo ra sự khác biệt về mặt chuẩn bị đối với nhân viên CNTT cho những công việc đang được “thèm khát" nhất trên thị trường:
- Networking
– Cisco Certified Internet Expert (CCIE) và Cisco Certified Networking Professional
- Cloud Computing
– Azure Expert, AWS Certified Solution Architect Professional và Google Professional Cloud Architect
- Security
– Certified Information System Security Professional, Certified Information Security Manager, Certified in Risk and Information Security Control, hay CRISC (Ghi chú: những bằng cấp này cần yêu cầu chứng minh kinh nghiệm thực tiễn đi kèm)
- Cloud DevOps
– AWS DevOps Engineer Professional
Trau dồi kỹ năng mềm chứ không chỉ tập vào các chứng chỉ
Quy trình học lấy chứng chỉ có thể dạy bạn các kỹ năng về kỹ thuật mà nhiều nhà tuyển dụng CNTT đang tìm kiếm và việc nâng cấp các chứng chỉ trong hồ sơ xin việc có thể làm tăng đáng kể cơ hội bạn được gọi phỏng vấn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, kiếm được việc là một chuyện; để có thể bay cao và xa trong lĩnh vực nào đó đòi hỏi một bộ kỹ năng khác nằm ngoài phạm của các chứng chỉ CNTT.
Kỹ năng mềm không phải là kỹ năng giúp bạn trực tiếp thực hiện công việc chuyên môn của mình như viết mã hoặc vận hành kỹ thuật,...mà chúng là những kỹ năng xác định cách bạn sẽ thực hiện công việc của mình. Chúng bao gồm các kỹ năng xã hội như mở rộng quan hệ giao thiệp, giao tiếp và giải quyết xung đột, cũng như tư duy sáng tạo và quản lý thời gian. Khi áp dụng vào thế giới CNTT, tôi luôn coi chúng như là “những chứng chỉ cộng thêm”.
Mặc dù nhân viên CNTT thường xem nhẹ giá trị của các kỹ năng mềm, nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng các nhà tuyển dụng CNTT chắc chắn không như vậy. Với sự cạnh tranh khốc liệt đang tồn tại đối với những công việc CNTT, các nhà cung cấp CNTT cần mọi lợi thế cạnh tranh để có thể kiếm thêm và giữ chân khách hàng. Nếu nhân viên của họ không có kỹ năng xã hội kết hợp cùng kỹ năng công nghệ, các Công ty sẽ dần mất đi lợi thế cạnh tranh.
Đối với những người muốn tăng sức hấp dẫn của họ với nhà tuyển dụng thông qua các chứng chỉ, hãy dành một chút thời gian để trau dồi các kỹ năng mềm. Bạn có thể học kỹ năng mềm qua các khóa học trên thị trường và tôi tin chắc các khóa học này sẽ đem lại lợi ích rất to lớn cho bạn trong tương lai.

Chấm dứt làn sóng nghỉ việc
Đối với các công ty công nghệ, sự phổ biến ngày càng tăng của các khóa học cấp chứng chỉ có thể mang lại một số thông tin quý giá về cách giữ chân nhân viên trước “làn sóng đại nghỉ việc”, ít nhất là trong ngành CNTT này.
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người nghỉ việc mảng CNTT cũng đã phải trăn trở với các vấn đề về việc làm giống như những người trong các ngành khác, gồm có sự thất vọng lương bổng và mong muốn có được sự linh hoạt hơn trong công việc. Tuy nhiên, các nhân viên CNTT được phỏng vấn cũng nêu lên rằng nếu công ty cung cấp những khóa học để lấy chứng chỉ từ trước thì họ đã không xin thôi việc.
Theo đó, lý do hàng đầu mà người lao động tại các công ty phát triển phần mềm và công nghệ thông tin viện dẫn khi họ muốn rời bỏ công việc, ngoài tiền lương và phúc lợi, là sự phát triển nghề nghiệp bị hạn chế. Ngoài ra, chín trong số 10 cho biết họ “muốn nhận được nhiều cơ hội học tập và phát triển hơn từ công ty của mình”.
Đối với những nhân viên công nghệ đang tìm việc, “phát triển kỹ năng” là tiêu chí cao thứ hai mà họ cân nhắc sau mức lương và phúc lợi khi lựa chọn một công ty. Hơn 60% cũng báo cáo rằng “nhiều cơ hội học tập và đào tạo hơn sẽ khiến họ có động lực hơn trong công việc” và 75% cảm thấy rằng công ty của họ tập trung nhiều hơn vào việc thu hút nhân viên mới hơn là đầu tư vào nhân viên hiện tại.
Phải chăng việc giữ chân nhân viên CNTT và thu hút các vị trí đang thiếu do ảnh hưởng của “làn sóng đại từ chức” chỉ đơn giản bằng cách chúng ta cung cấp các khóa đào tạo cấp chứng chỉ cho họ?