Return to site

Từ chuyên chở du khách sang vận chuyển vắc xin: United Airlines đã làm điều đó ra sao với 7 ngày?

 

Eric Adams

August 15, 2021

Vận chuyển vắc xin cứu người đòi hỏi giải quyết các vấn đề phức tạp về hậu cần trên quy mô toàn cầu.

Mặc dù du lịch hàng không và những chuyến bay công việc vẫn gần như bế tắc một năm sau đại dịch COVID-19, vì sao bầu trời ngày ngày vẫn chằng chịt những chuyến bay?

Chris Busch của United Airlines có câu trả lời - với tư cách là giám đốc điều hành hàng hóa của hãng hàng không lớn của Mỹ, Busch chỉ ra rằng nhiều chuyến bay của hãng đã được chuyển đổi sang nhiệm vụ chỉ chở hàng - và một số hàng hóa đó thực sự rất quý giá. 

United Airlines là hãng hàng không đầu tiên vận chuyển lô hàng vắc xin COVID-19 sau giai đoạn thử nghiệm và từ đó trở thành công ty chủ chốt trong việc vận chuyển vắc xin của thế giới.

Tuy nhiên, việc chuyển hướng từ chở người sang chở hàng không đơn giản như dỡ bỏ ghế hành khách và thay thế chúng bằng các thùng vận chuyển. Trên thực tế, những chiếc ghế vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng mô hình hoạt động mà hãng hàng không đã theo suốt hàng thập kỷ thì không. United đã phải tính toán lại mọi thứ từ khí động học, tài chính, hậu cần - câu chuyện đáng nói ở đây là họ chỉ có một tuần để làm điều đó.

Chuỗi cung ứng toàn cầu trong giai đoạn rủi ro

"Khi chúng tôi bắt đầu vào năm 2020, tôi tin rằng chúng tôi đã có mạng lưới hàng không tốt nhất trên thế giới", Busch nhớ lại. “Nhưng bỗng qua một đêm, chúng tôi chỉ có thể có sáu chuyến bay quốc tế. Và đó là một cú sốc lớn, rất lớn ”.

Nó gây sốc không chỉ vì những lý do rõ ràng như mất doanh thu từ du lịch hàng không và khả năng nhân viên bị mất việc. Hơn thế nữa, các chuyến bay chở khách là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu - lý do vì không gian chứa hàng chưa sử dụng trên các chuyến bay thương mại được tận dụng để vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới. Ít chuyến bay chở khách hơn đồng nghĩa với việc ít cơ hội vận chuyển hàng hóa hơn.

Busch nói: “Vì vậy, chúng tôi phải tìm ra những gì cần làm, chúng tôi nhanh chóng đi đến kết luận rằng chúng tôi cần tìm cách duy trì hoạt động của máy bay, tiếp tục hỗ trợ các khách hàng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như giữ cho nhiều nhân viên của chúng tôi có động lực cũng như làm điều gì đó có ích cho thế giới. ”

Với nhận thức này, United đã nhanh chóng phát triển ý tưởng tận dụng những máy bay chở khách chỉ để chở hàng, điều mà hãng chưa từng thực hiện trước đây. Kế hoạch này sẽ giúp đặt cơ sở để cuối cùng hãng vận chuyển hơn 10 triệu liều vắc xin COVID-19 đầu tiên từ nhiều nhà sản xuất.

7 ngày để phát triển và thực hiện một kế hoạch quy mô

United chỉ có một tuần để thực hiện điều này, và có rất nhiều thử thách trước mắt.

Rào cản đầu tiên: chuyển đổi sang môi trường làm việc từ xa. "Trước đại dịch, một phần của nhóm đã quen với việc làm việc một cách linh động, vì vậy, đối với một số người, việc điều chỉnh là điều họ đã quá quen", Busch lưu ý. “Tuy nhiên, đối với đại đa số, việc thích nghi với môi trường làm việc tại nhà là một quá trình thử thách lâu dài. Việc phân phối, xử lý & làm việc với một lượng lớn thông tin và những thay đổi là một thách thức lớn, nhưng chúng tôi có những cam kết về dịch vụ với khách hàng của mình và phải đảm bảo những cam kết đó"

Busch cho biết các nhóm đã phải đánh giá các khía cạnh tài chính của quá trình chuyển đổi để đảm bảo rằng việc chuyển đổi này sẽ không khiến công ty mất nhiều hơn số tiền đã bỏ ra. Trọng lượng và độ cân bằng của máy bay bay không có hành khách phải được tính toán để đảm bảo chuyến bay diễn ra an toàn và không gây tiêu hao nhiên liệu quá mức. Họ quyết định giữ nguyên các cabin của hành khách thay vì loại bỏ chỗ ngồi, vì nhu cầu hàng hóa có thể được đáp ứng bằng cách sử dụng kho chứa dưới gầm do không có hành lý của hành khách.

United Airlines cũng phải xem xét lại tính khả thi về mặt hậu cần để có thể đưa hàng hóa đến đúng nơi tại các cảng hàng không, cũng như việc những chuyến bay chở hàng của hãng sẽ được vận hành như thế nào để hạn chế tác động đến những chuyến bay chở khách còn lại.

Các bộ phận khác nhau trong công ty đã cùng hợp tác từ xa để tìm cách triển khai hiệu quả nhất. Các nhóm chuyên gia được thành lập, các nhân viên họp qua mạng và hợp tác thông qua phần mềm quản lý dự án như Jira và Confluence để có thể nhanh chóng hết sức có thể triển khai dự án khi mà mọi thứ bên ngoài thay đổi một cách chóng mặt.

Xử lý vấn đề trọng tâm phát sinh: lưu trữ và bảo quản vắc xin

Các quy trình làm việc mới không chỉ cho phép United thực hiện thành công hàng nghìn chuyến bay chuyên chở hàng mà còn giúp United chuẩn bị cho một trong những vai trò quan trọng nhất từ trước đến nay: trở thành một trong những nhà vận chuyển hàng đầu vắc xin COVID-19 tại Hoa Kỳ và quốc tế.

Nỗ lực  này bắt đầu với một nhóm các chuyên gia được thành lập để quản lý quy trình cụ thể dành riêng cho vận chuyển vắc-xin. Busch giải thích: “Chúng tôi đã quen với việc xử lý dược phẩm và đã có các tùy chọn kiểm soát nhiệt độ trong nhiều năm.”, “Nhưng số lượng và mức độ khẩn cấp của nhu cầu phân phối vắc xin hiện tại có một chút khác biệt.”

United đã phát triển các chiến lược để quản lý quy trình thông khí cho đá khô làm lạnh vắc-xin - đá khô được các cơ quan quản lý vận tải hàng không coi là hàng hóa nguy hiểm vì nó thải ra carbon dioxide - United đồng thời cũng phải phát triển các hệ thống để đưa hàng hóa ra khỏi máy bay và lên xe tải giao hàng một cách nhanh chóng ngay khi ở trên mặt đất.

Busch cho biết thêm rằng việc nhanh chóng tiếp cận thị trường với chiến lược và giải pháp tập trung vào việc thực thi nó đã giúp họ thực hiện việc xoay trục một cách suôn sẻ. "Giao tiếp liền mạch theo thời gian thực là rất quan trọng, đặc biệt là khi chúng tôi tiếp tục điều hướng môi trường luôn thay đổi này", Busch nói. “Cùng nhau phát triển & nâng cao năng lực từng cá nhân trong thời điểm khó khăn này chính là chìa khóa cho sự cộng tác tốt hơn của cả nhóm”.

Chuẩn bị cho sự trở lại của hành khách

Kết quả của nỗ lực này, United hiện đã thực hiện hơn 8.000 chuyến bay chỉ chở hàng hóa và nó diễn ra đủ suôn sẻ - và đủ sáng suốt - để chiến lược này có thể vẫn là chìa khóa cho sự phục hồi của công ty, ngay cả khi ảnh hưởng của đại dịch biến mất và và một làn sóng du lịch ập tới. "Hãng hàng không không thể hoạt động nếu không có hành khách - tất cả chúng ta đều biết điều đó", Busch nói. “Nhưng tôi nghĩ rằng về mặt chuyên chở hàng hóa, chúng tôi đã cho thấy những gì đội ngũ của mình có thể làm. Khía cạnh đó sẽ lan tỏa đến cách chúng tôi lập kế hoạch mạng lưới chuyên chở trong tương lai, chẳng hạn như giải quyết những bài toán đặt ra về nhu cầu hàng hóa và nhu cầu đó như thế nào với các chuyến bay chở khách khác? ”

Cuối cùng thì số lượng hành khách cũng sẽ tăng lên và trọng tâm của United Airlines sẽ di chuyển trở lại các chuyến bay chở khách. Aaron McMillan, giám đốc điều hành chính sách hoạt động và hỗ trợ của United, cho biết công ty lúc nào cũng ưu tiên quan tâm hành khách ngay cả khi thành phần hàng hóa trong chuyến bay tăng đột biến. Điều này được thể hiện qua sự nhất quán trong những thông điệp & hành động của hãng, của các đội điều phối và các bên liên quan cùng thống nhất phối hợp, tất cả đều hoạt động để đảm bảo hành khách cảm thấy thoải mái nhất khi lên máy bay.

Chiến dịch ​​CleanPlus được hãng lập ra như một ví dụ điển hình. McMillan cho biết: “Chúng tôi đã tập hợp một đội nhỏ gồm nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các nhóm vận hành đến những nhóm kế hoạch, không làm việc gì khác ngoài tập trung cho hoạt động này"

Theo đó United đã hợp tác với Cleveland Clinic và Clorox để phát triển các chiến lược khử trùng máy bay trước khi khách hàng boarding và đang hoàn thiện các kế hoạch đó khi dịch qua và các hành khách bắt đầu bay lại.

Nhìn chung, những kinh nghiệm rút ra từ cách United xử lý khủng hoảng cho thấy ngay cả những công ty với đội ngũ lớn và bộ máy cồng kềnh nhất cũng có thể thay đổi một cách nhanh chóng khi điều kiện yêu cầu - miễn là thông tin liên lạc vẫn rõ ràng, ổn định với một môi trường hợp tác cởi mở và luôn sẵn sàng. Busch cho biết các chiến lược dựa trên hợp tác nhóm để giải quyết những thách thức của đại dịch hiện nay sẽ vẫn có ích cho sự cân bằng hoạt động của công ty trong tương lai.