top of page

Jira Workflow Là Gì?

Ảnh của tác giả: Le Duy VuLe Duy Vu

Đã cập nhật: 14 thg 2

Khái niệm về Jira Workflow


Trong Jira, hành trình mà các issue của bạn đi từ lúc được tạo ra cho đến khi hoàn thành được gọi là workflow. Mỗi workflow được cấu thành từ một tập hợp các trạng thái (status) và sự chuyển tiếp (transition) mà issue của bạn di chuyển qua trong vòng đời của nó, và thường đại diện cho các quy trình làm việc trong tổ chức của bạn.


Một workflow trong Jira đại diện cho quy trình mà team của bạn sử dụng để đưa một issue từ lúc khởi tạo đến khi hoàn thành. 


Biểu đồ sau là ví dụ về một workflow để bạn dễ hình dung: 

Jira workflows được cấu thành từ 3 yếu tố đặc thù:


  1. Status (Trạng thái): Trạng thái chỉ ra vị trí của issue trong workflow. Một số ví dụ có thể bao gồm: Open, In Progress, In Review, Scheduled, Pending, Waiting,...

  2. Transition (Chuyển tiếp): Hành động di chuyển một issue từ trạng thái này sang trạng thái khác. Một transition là một luồng chuyển tiếp một chiều, vì vậy nếu một issue có thể được di chuyển qua lại giữa hai trạng thái thì bạn sẽ cần tạo ra hai transition.

  3. Resolution (Kết quả): Khi một nhiệm vụ hoàn thành và không còn mở nữa, nó cần được chuyển về trạng thái kết quả. Một số ví dụ của trạng thái Resolution có thể bao gồm: Closed, Resolved, Shipped, Completed, Done, Finalized, Won’t Do, v.v. (Điều này chỉ khả dụng trong các company-managed project).



Workflow Scheme là gì?


Các loại công việc khác nhau sẽ trải qua các quy trình khác nhau. Jira cho phép các team nắm bắt chính xác hơn các workflows của mình bằng cách liên kết các workflows khác nhau với các loại issue khác nhau. Giống như một sơ đồ quyền hạn (permission scheme), một workflow scheme đề cập đến tập hợp các liên kết giữa workflows và các loại issue. Mỗi dự án yêu cầu ít nhất một workflow scheme, và một workflow scheme có thể được áp dụng cho nhiều dự án.




Hãy xem xét use case sau:


Một tổ chức chỉ có duy nhất một team development  và team này sử dụng một dự án Jira để quản lý công việc của mình. Dự án này có các workflows độc đáo cho từng loại issue:


  1. Loại issue Bug được dùng để đề cập đến lỗi cần được giải quyết và sử dụng các trạng thái như “Triaged” (đã phân loại mức độ) và “Fixed” (đã sửa xong).

  2. Loại issue Story được dùng để đề cập đến công việc liên quan đến tính năng và sử dụng các trạng thái như “Design WIP”, “Design Review”, và “Ready for Development”.

  3. Các loại issue Task và Subtask đề cập đến các công việc khác trong dự án và sử dụng các trạng thái như “To Do”, “In Progress”, và “Done”.


Trong vòng một năm, team development tăng gấp đôi về quy mô. Quản lý kỹ thuật đã chia nhóm thành hai và tạo ra một dự án Jira thứ hai. Vì cả hai team đều có các loại công việc tương tự nhau, workflow scheme của dự án đầu tiên được áp dụng cho dự án thứ hai, bao gồm các liên kết giữa workflows và các loại issue.


Với hai team sở hữu các dự án của riêng mình, họ có thể tập trung vào các nhiệm vụ liên quan và có quyền tự chủ để quản lý công việc theo cách mà họ thấy phù hợp. Đồng thời, quản lý kỹ thuật có thể có cái nhìn toàn diện và nhất quán về tất cả các issue trong cả hai dự án do chúng chia sẻ cùng một workflow scheme.


Workflow schemes hiện chỉ khả dụng trong các company-managed project. Tìm hiểu thêm


Workflow editor là gì?


Workflow editor là một công cụ đồ họa cho phép bạn tạo, hình dung và chỉnh sửa các bước và các transitions của một workflow. Bạn cần đăng nhập với tư cách là user có quyền toàn cục (global permission) 'Jira System Administrators' để truy cập chức năng này.

Workflow editor hiện chỉ có sẵn trong các team-managed projects.


Mối quan hệ giữa workflow và board là gì?


Trong Jira, workflow liên quan chặt chẽ đến board. Workflow là hành trình mà các issue của bạn đi từ lúc được tạo đến khi hoàn thành. Mỗi workflow được cấu thành từ các status và các transition mà issue sẽ trải qua trong vòng đời của nó. Board là công cụ được sử dụng để hình dung công việc khi nó di chuyển qua các bước của workflow.


Quản trị viên Jira thường thiết lập các cột (columns) của bảng để phù hợp với các bước trong workflow. Đối với các team có workflow đơn giản, các trạng thái khả dụng cho các issue trong mỗi cột cũng phản ánh các bước trong workflow.



Đối với các team có quy trình phức tạp hơn, các cột trên board có thể chỉ đại diện cho một phần của các bước trong toàn bộ workflow. Trong trường hợp này, các team thường gán nhiều trạng thái cho mỗi cột. Điều này giúp team diễn đạt chính xác hơn các workflow khác nhau cho các loại issue khác nhau mà không làm rối board.



Cấu hình nâng cao của workflow so với quy tắc automation như thế nào?


Các company-managed projects đi kèm với các tùy chọn cấu hình nâng cao để các team có thể dễ dàng ánh xạ (mapping) và tối ưu hóa ngay cả đối với các workflow phức tạp nhất. Ví dụ, bạn có thể tạo Điều kiện (Conditions) để kiểm soát khi nào một transition nên được thực thi bởi user trong hệ thống của bạn.


Những tính năng tương tự cũng  khả dụng như các quy tắc tự động hóa trong Automation for Jira. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính sau:


  • Cấu hình nâng cao của workflow (advanced workflow configurations) chỉ được liên kết với mỗi dự án thông qua workflow scheme, trong khi các quy tắc automation có thể được áp dụng cho nhiều tính năng khác nhau.

  • Cấu hình nâng cao của workflow có thể hơi khó thực hiện hơn nhưng lại dễ quản lý ở quy mô lớn.

  • Cấu hình nâng cao của workflow ít gây áp lực lên tài nguyên máy chủ hơn, vì các quy tắc tự động hóa có sẵn cho mỗi dự án khác nhau giữa các phiên bản. So sánh các gói.

  • Cấu hình nâng cao của workflow hiện chỉ có sẵn trong các company-managed project.


Về Candylio


Được tin tưởng bởi Atlassian, Candylio đã trở thành Đối tác Giải pháp đầu tiên của Atlassian tại Việt Nam kể từ năm 2016. Là đối tác được chứng nhận nhiều nhất của Atlassian tại Việt Nam, Candylio cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp để giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc của họ.


Chúng tôi cung cấp mọi thứ bạn cần về các công cụ của Atlassian:


🚀 Chuyển đổi sang Cloud (Cloud Migration)

🚀 Đào tạo

🚀 Tư vấn

🚀 Quản lý giấy phép (License Management)

🚀 Dịch vụ quản lý (Managed Service)

🚀 Triển khai

🚀 Phát triển tùy chỉnh (Custom Development)


Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ Candylio hoặc tham gia Diễn đàn JIRA tại đây.


Nguồn: Atlassian


Comments


bottom of page