Return to site

Quản lý Issues, sử dụng Workflow Progress và tính năng Report trong JIRA

March 2, 2018

Bạn có thể truy cập vào các issue được tạo ra thông qua tìm kiếm ID, danh mục "Issue" hoặc đi tới thông tin dự án và kiểm tra issues tab. 

Khi bạn truy cập vào một issue và bấm vào liên kết, thông tin chi tiết trên issue sẽ được hiển thị. Đầu trang của màn hình thông tin issue sẽ hiển thị tất cả các hành động có thể được thực hiện trên đó (ví dụ, edit, comment, asignee...).

Chúng ta sẽ thảo luận các tùy chọn sau đây theo hướng từ trái sang phải.

Quản lý Issues trong JIRA:

1) Edit: tùy chọn này cho phép bạn sửa đổi một issue đã được tạo ra. Nhấp vào đó và sửa đổi thông tin. Chọn 'Update' để hoàn tất việc sửa đổi. Hộp thoại Edit cũng tương tự như "Create Issue".

2) Comment: Đây là một cách hữu ích để ghi lại tiến trình hoạt động trên issue và giao tiếp cộng tác với các thành viên có liên quan. Nhập vào bình luận của bạn và chọn tùy chọn để hạn chế người xem:

3) Assign: đây là tùy chọn khi bạn muốn giao việc thưc hiện issue cho một ai đó. Nhập thông tin người được giao việc, bình luận (trao đổi cộng tác trên issue) và chọn người có quyền xem bình luận. Khi issue được gán cho người dùng, một email tự động sẽ được gửi đi (nếu admin chọn tùy chọn này) và issue sẽ xuất hiện trên bảng điều khiển mỗi khi người dùng đó đăng nhập.

4) More: Các tùy chọn sau hiển thị trong danh mục "More":

  • Agile Board, Rank to Top, Rank to Bottom -> Liên quan với các dự án Agile – chúng ta sẽ bàn luận các tùy chọn này ở những chủ đều sau.
  • Attach Files, Attach Screenshots -> Đính kèm tập tin hoặc screenshot vào issue. Tùy chọn screenshot giúp chụp lại các thông tin trên màn hình và bạn có thể dán trực tiếp vào JIRA.
  • Add Vote, Voters, Stop watching, Watchers -> Giúp người dùng Jira có thể theo dõi, bình chọn hoặc hỗ trợ trong việc tìm giải pháp cho một issue mà họ đang quan tâm. Bạn có thể chọn Watch issue - và bạn sẽ nhận được thông báo khi có bất cứ thay đổi nào được thực hiện trên issue.
  • Create Sub-Task, Convert to Sub-task -> Đây là những tùy chọn giúp tạo và làm việc với các tác vụ phụ.
  • Labels -> ý nghĩa "Label" trong Jira cũng tương tự như trên các blog và website khác mà bạn thường gặp. Bạn có thể tạo ra các danh mục hệ thống cho các issue dựa trên Version và Component. Tuy nhiên đôi khi cần phân chia danh mục theo từng nhu cầu cụ thể và label được sử dụng trong trường hợp này . Ví dụ, để theo dõi bình luận trên các issue cụ thể, bạn có thể gán label "peer review" để xem xét và theo dõi các issue đó dễ dàng hơn.

5) Log work: theo dõi tiến trình hoạt động của issue trong một chu kỳ thời gian. Khi sử dụng tùy chọn này, hộp thoại bên dưới sẽ được xuất hiện. Bạn có thể xem các thông tin chi tiết được ghi lại như thời gian làm việc trên issue, thời gian còn lại...

6) Move: các issue trên JIRA có thể di chuyển giữa các dự án. Tuy nhiên, việc di chuyển từ một dự án này qua một dự án khác đồng nghĩa sẽ có một quy trình công việc khác, một loại issue khác, một trạng thái mới...Do đó nên phân tích và cân nhắc sự ảnh hưởng trước khi di chuyển một issue.

7) Link: tính năng trên JIRA cho phép bạn liên kết các issue với nhau cũng như thiết lập các mối quan hệ hoặc phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ trong các dự án QA khi xuất hiện 1 lỗi và lỗi đó khiến cho bạn không thể thực hiện 1 yêu cầu nào đó. Bạn có thể sử dụng tùy chọn này để hiển thị sự phụ thuộc. Khi liên kết này được truy cập, hộp thoại bên dưới sẽ được mở ra.

Hộp danh sách "The issue" chứa các loại liên kết khác nhau. Danh sách bao gồm:

Ngoài ra, bạn có thể chèn liên kết website vào issue như một tài liệu tham khảo.

8) Clone: tính năng cho phép bạn tạo bản sao cho một issue.

Khi một issue được sao chép:

  • Phần tóm tắt của bản sao issue sẽ bắt đầu với từ "CLONE".
  • Liên kết sẽ được thiết lập giữa issue chính và bản sao issue.

9) Email issue: Bấm vào biểu tượng.

Nhập thông tin của người nhận vào hộp thoại được mở ra. Một email với thông tin chi tiết của issue đó sẽ được gửi đi.

10) Export: JIRA cung cấp cách xuất thông tin issue ra bên ngoài dưới dạng in, XML hoặc Word. Bấm vào nút "Export" ở phía trên góc phải và bạn có thể xuất nó ra dưới định dạng bạn mong muốn.

Làm thế nào để di chuyển issue qua các giai đoạn khác nhau trong Workflow?

1) Một issue được tạo ra trong JIRA sẽ luôn có trạng thái "Open".

2) Các giai đoạn trong quy trình sẽ phụ thuộc vào tính chất dự án và quy trình công việc được gán cho dự án đó.

3) Chỉ duy nhất Admin mới có quyền chọn quy trình công việc, sau khi đã chọn sẽ không thể thay đổi, và toàn bộ issue trong dự án sẽ đi qua cùng một quy trình tương tự.

4) Khi bấm nút “Start Progress” thì trạng thái issue sẽ chuyển đổi thành “In Progress “ và nhãn nút sẽ thay đổi thành “Stop Progress”, mà khi bấm vào sẽ quay lại trạng thái “Open”.

5) Bấm vào nút “Workflow” sẽ hiển thị quy trình công việc bao gồm các giai đoạn mà issue sẽ đi qua.

6) Nếu issue cần được thiết lập trực tiếp “Resolved”, thì đã có sẵn nút “Resolve issue”. Khi bạn bấm vào đó hộp thoại "Resolved issue" sẽ hiển thị.

7) Để xem quy trình công việc mà issue đi qua, bấm vào liên kết "View workflow" nằm kế field status trong trang thông tin chi tiết issue. Ví dụ bên dưới minh họa cho một quy trình công việc.

JIRA Reports:

Ngoài ra, JIRA còn có tính năng báo cáo mạnh mẽ. Tiện lợi hơn với nhiều loại báo cáo được tích hợp sẵn. Bạn muốn tạo một báo cáo với thông tin chi tiết của một dự án, đầu tiên đi đến "Report" tab. Chọn loại báo cáo và thiết lập các dữ liệu cần thiết, bạn sẽ có một báo cáo nhanh gọn.