Return to site

Định nghĩa về Project trong JIRA

March 2, 2018

Chủ đề này sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để tạo một dự án trong JIRA, cấu hình dự án có sẵn hoặc chuyển đổi dự án có sẵn sang loại dự án khác.

Một dự án JIRA sẽ chứa các issue trong đó. Dự án Jira được sử dụng để cộng tác phát triển sản phẩm, theo dõi dự án, quản lý help desk, và hơn nữa, tùy chỉnh theo các yêu cầu. Có thể tùy chỉnh và cấu hình dự án trong JIRA để phù hợp theo nhu cầu và quy mô của từng đội sử dụng.

Các keywords:

JIRA Administrators gobal permission: quyền quản trị JIRA chung

issue: công việc

field: trường

screen: màn hình

scheme: sơ đồ

component: thành phần

version: phiên bản

permission: quyền hạn

Trước khi bắt đầu

Để thực hiện các thiết lập sau đây, bạn phải đăng nhập với quyền JIRA Administrators gobal permission. Quản trị viên JIRA có thể tạo dự án trong tất cả các ứng dụng được cài đặt, nhưng nếu quản trị viên không có quyền truy cập vào ứng dụng đó, họ sẽ không thể xem dự án đã tạo

Tạo dự án

  1. Bấm Projects > Create project.
  2. Theo các bước hướng dẫn sau để tạo dự án

Về loại dự án:

  • Tùy thuộc vào ứng dụng JIRA mà bạn đã cài đặt, sẽ có nhiều loại dự án được tích hợp sẵn bên trong.
  • Mỗi loại dự án sẽ có một thiết lập tính năng đặc biệt.
  • Toàn bộ người dùng trên phiên bản JIRA sẽ thấy toàn bộ dự án trong đó, nhưng các tính năng họ thấy và hành động có thể thực hiện đều được xác định bởi quyền truy cập ứng dựng và quyền hạn trong dự án của họ.

Về cấu hình

Khi bạn tạo một dự án mới từ một biểu mẫu, dự án đó sẽ được tạo kèm theo sơ đồ được thiết lập riêng. Các sơ đồ :

  • a permission scheme (default) (sơ đồ quyền hạn) (mặc định)
  • a notification scheme (default) (sơ đồ thông báo) (mặc định)
  • an issue security scheme (sơ đồ bảo mật công việc)
  • a workflow scheme (sơ đồ quy trình công việc)
  • an issue type scheme (sơ đồ loại công việc)
  • an issue type screen scheme (sơ đồ loại màn hình công việc)
  • a field configuration scheme (default) (sơ đồ cấu hình trường) (mặc định)

Đôi khi bạn muốn chia sẻ một sơ đồ cho nhiều dự án, vì thế khi chỉnh sửa sơ đồ đó sẽ thay đổi toàn bộ dự án. 

Bạn có thể chọn Create with shared configuration để chọn một dự án hiện có và sử dụng làm sơ đồ dự án. Lưu ý, khi chia sẻ sơ đồ, bất kỳ thay đổi nào trên sơ đồ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án đang sử dụng nó.

Về thông tin dự án:

  • Project key được sử dụng làm ký tự đầu của mỗi issue trong dự án đó (ví dụ 'TEST-100').
  • Project lead đóng vai trò quản lý dự án. Nếu chỉ có duy nhất một người dùng trong hệ thống JIRA, người đó sẽ được gán mặc định cho vị trí Project Lead và field này sẽ không xuất hiện.
  • Nếu bạn đang tạo một dự án trên ứng dụng mà bạn không thể truy cập, JIRA sẽ hiển thị một bảng hộp thoại cho phép bạn tự cấp quyền cho chính mình để truy cập vào đó. Thao tác này sẽ thêm bạn vào nhóm mặc định của ứng dụng đó và bạn sẽ được tính là một người dùng (license).

Chuyển đổi loại dự án

Đôi khi bạn muốn chuyển đổi một dự án có sẵn sang loại dự án khác. Ví dụ, bạn có thể chuyển đổi một dự án trên JIRA Software sang dự án trên Jira Core vào cuối giai đoạn đánh giá của JIRA phần mềm. Chỉ có thể chuyển đổi sang loại dự án được tích hợp sẵn trên ứng dụng JIRA đã cài đặt. Lưu ý, một quản trị viên dự án có thể thay đổi loại dự án

  1. Chọn Setting > Projects, và chọn dự án cần chuyển đổi.
  2. Chọn Details trong danh mục Project settings.
  3. Thay đổi loại dự án, và bấm Save details. (Chỉ duy nhất các loại dự án được tích hợp sẵn trên ứng dụng được cài đặt).

Re-index dự án

Để tìm kiếm nhanh, JIRA tạo ra index của văn bản nhập vào các issue field. Đôi khi cần phải khôi phục lại index bằng thủ công; cho các trường hợp như là các thông tin issue được nhập vào cơ sở dữ liệu theo cách thủ công, hoặc index bị mất hay hư hỏng. Bạn cần khôi phục lại index cho toàn bộ ứng dụng JIRA, hoặc có thể thực hiện điều đó trên mỗi dự án. Thưc hiện các bước sau để re-index một dự án.

  1. Chọn Setting > Projects, và chọn dự án cần re-index.
  2. Chọn Re-index project trong danh mục Project settings.
  3. Bấm Start project re-index.

Xóa dự án

Nếu bạn muốn xóa dự án khỏi JIRA, lưu ý rằng bạn không thể khôi phục nó bên từ bên trong JIRA. Khi dự án đã được gỡ bỏ, nó chỉ có thể được khôi phục từ bản sao lưu (backup) hoặc một bản sao XML, và khôi phục nó không hề dễ dàng. Gỡ bỏ dự án sẽ chỉ xóa các issues, versions và components có liên kết với project. Nó sẽ không xóa bất kỳ schemes đã liên kết, workflows, issues types, hoặc bất kỳ nội dung nào được chia sẻ với dự án khác

  1. Chọn Setting > Projects, và chọn dự án cần xóa.
  2. Chọn Delete project trong danh mục Project settings.
  3. Bấm Delete để xóa dự án.

Cấu hình dự án

Điều hướng đến trang thiết lập dự án bằng các cách sau:

  1. Chọn Setting > Projects, và chọn dự án cần cấu hình.
  2. Điều hướng đến trang tóm tắt (Summary) của dự án trên Project drop-down, và bấm vào liên kết Project settings.
  3. Sử dụng các liên kết nằm bên trái để điều hướng qua lại giữa các thiết lập dự án khác nhau. Tìm hiểu về các thiết lập dự án ở phần bên dưới.

Project details | Issue types | Workflows | Screens | Fields | Settings | Roles | Versions | Components |Permissions | Notifications | Development tools

Project details

Bấm Details ở cạnh bên của Project settings, và chỉnh sửa thông tin dự án. Khi hoàn thành thông tin dự án, bấm vào nút Save. Lưu ý những điều bên dưới:

  • Chỉnh sửa project key: Chúng ta sẽ thảo luận trong những bài sau vì đây là chủ đề khó và dài.
  • Sử dụng Wiki Style Renderer trong mô tả dự án: Bạn có thể sử dụng 

Wiki Style Renderer để hiển thị rich text (HTML) trong phần mô tả dự án.

  • Chọn ảnh đại diện dự án: thiết lậ ảnh đại diện cho dự án, hoặc bạn có thể tải lên một transparent pixel nếu bạn không muốn sử dụng bất kỳ ảnh đại diện nào.

Project Categories

Bạn có thể xem danh mục hoặc tạo mới bằng cách vào Setting > Projects > Project Categories.

Danh mục giúp ích gì? JIRA có thể tìm kiếm toàn bộ issue trong các danh mục dự án cụ thể (ví dụ category = "buildeng" trong tìm kiếm nâng cao), và sắp xếp các dự án hiển thị trong danh mục. Một dự án JIRA chỉ thuộc về một danh mục. Vui lòng lưu ý danh mục dự án không nằm trong phân cấp dự án. Cũng như JIRA không hỗ trợ cho các sub-projects hoặc parent projects.

Issue type

JIRA cho phép bạn theo dõi — bugs, tasks, helpdesk tickets,... — thông qua các issue types. Bạn có thể cấu hình cho mỗi loại công việc để hoạt động khác nhau, ví dụ để theo dõi một quy trình hoạt động khác nhau hoặc các mẫu thông tin khác nhau.

Bấm vào Issue Types trong danh mục bên trái hoặc các loại công việc bên dưới như Bug, Task, Story,..

  • Issue type: dùng để cấu hình loại công việc nào áp dụng trong dự án (chọn một sơ đồ issue type hoặc chỉnh sửa sơ đồ có sẵn). Bạn có thể cấu hình workflow, fields và screens cho các loại công việc trong dự án.
  • One of the issue types (ví dụ Bug, Task, Story):

 dùng để cấu hình workflow/screen cho từng loại công việc cụ thể trong dự án. Workflow screen (Workflow tab) hiển thị workflow cho issue đó. Screen (View tab) hiển thị screen cho issue đó.

Workflows

Các issue trong JIRA theo sau một quy trình làm việc được thiết lập. Workflow xác định trình tự các bước (hoặc trạng thái) mà issue chuyển đổi, ví dụ Open, In Progress, Resolved... Bạn có thể cấu hình việc issue chuyển đổi thế nào giữa các trạng thái, ví dụ ai có thể chuyển đổi chúng, điều kiện để chuyển đổi, và screen nào sẽ hiển thị cho mỗi chuyển đổi.

  • Workflow Scheme — xác định quy trình công việc nào (chuyển đổi trạng thái issue) sẽ áp dụng cho issue types trong dự án.

Screens

JIRA cho phép bạn sắp xếp các thông tin issue nào sẽ hiển thị bằng cách thiết lập screens. Screen đơn giản là nơi tập hợp các field của issue. Bạn có thể chọn screen nào sẽ hiển thị khi tạo một issue, xem, chỉnh sửa, hoặc chuyển đổi trong một bước cụ thể của quy trình công việc.

  • Screen Scheme — định nghĩa một screen chung sẽ hiển thị cho các hoạt động issue như xem, chỉnh sửa, hoặc tạo mới Hoặc
  • Issue Type Screen Scheme — định nghĩa screen nào sẽ hiển thị cho từng các hoạt động issue khác nhau (xem, chỉnh sửa, tạo mới).

Fields

JIRA cho phép bạn định nghĩa hoạt động của các field: mỗi field có thể là tùy chọn/bắt buộc, rich text/plain text, ẩn/hiện. Bạn có thể xác lập chúng bằng cách cấu hình field

  • Field Configuration Scheme — định nghĩa cấu hình field áp dụng cho các loại issue trong dự án. (Cấu hình field xác định khả năng hiển thị của mỗi field, yêu cầu, định dạng (wiki/rich-text hoặc plain) và help-text.

Settings

  • Application Links - (Cấu hình liên kết dự án) — Bạn liên kết JIRA với các ứng dụng khác của Atlassian, như Confluence, FishEye hoặc các phiên bản JIRA khác, bạn có thể liên kết dự án của mình đến các ứng dụng trên có chứa thông tin cần thiết cho dự án hoặc đội của bạn . Ví dụ, Confluence spaces, FishEye repositories, các dự án JIRA (trong phiên bản JIRA khác),...Điều này cho phép bạn tận dụng tính năng tích hợp giữa các ứng dụng.

Roles

Mỗi người dùng sẽ có những vai trò khác nhau trong các dự án riêng biệt - ví dụ cùng một người có thể vừa là quản lý dự án này vừa là người theo dõi dự án khác. JIRA cho phép bạn phân bổ người dùng vào các vai trò cụ thể trong dự án

  • Project Lead — có vai trò là người quản lý dự án. Được sử dụng như là 'Default Assignee' (trừ các dự án trong phần mềm JIRA, nơi được thiết lập là 'Unassigned'), và có khả năng thiết lập (ví dụ như trong sơ đồ quyền hạn, sơ đồ thông báo, sơ đồ bảo mật issue và quy trình công việc).
  • Default Assignee — người dùng sẽ được gán mặc định cho các issue được tạo mới. Có thể là 'Project Lead' (ở trên), hoặc, nếu Allow unassigned issues được thiết lập 'On' trong JIRA's general configuration, thì chế độ 'Unassigned' sẽ là mặc định. Ngoài ra còn có thiết lập default component assignees * Theo mặc định, trong dự án mới được tạo thì "'Default Assignee" được thiết lập thành 'Unassigned.' Bạn có thể thay đổi điều này nếu bạn muốn thiết lập nó cho một vai trò cụ thể, ví dụ 'Project Lead'
  • Project Roles — Các thành viên là người dùng / đội thực hiện các hoạt động và có vai trò cụ thể trong dự án. Vai trò dự án được sử dụng trong sơ đồ quyền hạn, sơ đồ thông báo, sơ đồ bảo mật issue và quy trình công việc

Versions

Các issues có thể được nhóm lại trong JIRA bằng các version. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng JIRA để quản lý phát triển một sản phẩm hoặc xây dưng một căn nhà, bạn có thể muốn định nghĩa các version khác nhau giúp bạn theo dõi các issue có liên quan trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển hay xây dựng (ví dụ 1.0, 1.1, 1.2, 2.0, 2.0.1). JIRA sẽ giúp bạn quản lý, release và archive versions. Versions cũng có thể có Release Date, và sẽ tự động được đánh dấu là "quá hạn" nếu version chưa được phát hành khi đến ngày hết hạn.

Components

Bạn có thể muốn định nghĩa các component khác nhau để phân loại và quản lý các issue khác nhau. Ví dụ, đối với phát triển software, bạn có thể định nghĩa component là "Database", "Usability", "Documentation" (lưu ý một issue có thể thuộc về nhiều component). Bạn có thể chọn người phụ trách mặc định "Default Assignee" cho mỗi component, điều này rất hữu ích nếu dự án có nhiều người quản lý khác nhau, các đội phụ tá khác nhau.

Permissions

JIRA cho phép bạn quản lý ai được phép truy cập vào dự án và hành động có thể thực hiện trong dự án (ví dụ "Work on Issues", "Comment on Issues", "Assign Issues") thông qua project permissions. Bạn cũng có thể quản lý việc truy cập đến từng các issue bằng security levels. Ngoài ra, có thể cấp quyền truy cập cho người dùng cụ thể, đội, hoặc vai trò dự án (gợi ý, thiết lập theo vai trò trong dự án chính là cách dễ nhất để quản lý).

  • Permission Scheme — xác định ai được quyền xem hoặc thay đổi issue trong dự án.
  • Issue Security Scheme — xác định mức độ hiển thị của issue trong dự án.

Notifications

JIRA có thể thông báo đến những người có liên quan khi một sự kiện cụ thể xảy ra trong dự án (ví dụ "Issue được tạo", "Issue được giải quyết"). Bạn có thể chọn người dùng cụ thể, đội, hoặc vai trò nào nhận được email thông báo khi có sự kiện xảy ra (gợi ý, thiết lập theo vai trò trong dự án chính là cách dễ nhất để quản lý).

  • Notification Scheme — xác định người nào sẽ nhận được email thông báo khi có thay đổi trên các issue trong dự án.
  • Email — chỉ định địa chỉ 'Nơi gửi' cho các email được gửi đi từ dự án này. Chỉ khả dụng trong trường hợp có sẵn một mail server SMTP đã được cấu hình trong JIRA.

* Vui lòng chú ý, Default Notification Scheme (tích hợp với JIRA) được liên kết sẵn với các dự án mới theo mặc định. Có nghĩa là nếu bạn đã thiết lập một mail server (SMTP) để gửi email, các email thông báo sẽ được gửi ngay khi có bất kỳ hoạt động nào (ví dụ issue vừa được tạo mới) trong dự án mới.

Development tools

Development tools chỉ khả dụng trên các dự án trong JIRA Software, và chỉ có thể được xem bởi người dùng của JIRA Software. Nó cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về các development tool đã được kết nối và người dùng có thể sử dụng tính năng nào được tích hợp giữa các tool:

  • View permission - liệt kê danh sách các tính năng tích hợp của development tools mà người dùng được phép xem (như là liên kết Create Branch) trong screen xem issue, cũng như các thông tin có liên quan đến development, như commits, reviews và build information. Khả năng này được thiết lập bởi quyền "View Development Tools" trong dự án.
  • Applications - hiển thị các development tool đã kết nối đến JIRA thông qua liên kết ứng dụng và điều kiện để sử dụng các tính năng development tool trong JIRA.

Ghi chú về project administrators

Quản trị viên của dự án trong JIRA là người có quyền quản trị một dự án cụ thể, nhưng không nhất thiết phải có quyền quản trị chung của JIRA.

Quản trị viên dự án sẽ có các quyền sau:

  • Chỉnh sửa tên dự án
  • Chỉnh sửa mô tả dự án
  • Chỉnh sửa hình ảnh đại diện
  • Chỉnh sửa URL của dự án
  • Chỉnh sửa quản lý dự án
  • Chỉnh sửa vai trò thành viên trong dự án
  • Chỉnh sửa loại dự án
  • Định nghĩa components dự án
  • Định nghĩa version dự án
  • Có thể xem nhưng không thể chọn hoặc chỉnh sửa sơ đồ trong dự án (sơ đồ thông báo, sơ đồ quyền hạn..)
  • Thay đổi danh mục dự án trong JIRA yêu cầu cần có quyền quản trị chung.