Trong thế giới phát triển phần mềm, "Clean Code" không chỉ là một khái niệm, mà còn là một triết lý quan trọng đối với những lập trình viên chuyên nghiệp. Clean Code không chỉ đơn thuần là viết code đúng chức năng, mà còn là nghệ thuật tạo ra code dễ hiểu, dễ bảo trì và dễ phát triển trong tương lai.
Việc áp dụng Clean Code giúp đảm bảo rằng source code không chỉ chạy tốt mà còn thể hiện được sự rõ ràng, cấu trúc hợp lý và khả năng mở rộng dự án về sau. Trong bài viết này, Candylio và bạn sẽ tìm hiểu sâu hơn về Clean Code và tầm quan trọng của nó trong quá trình phát triển phần mềm.
Clean Code là gì?
Clean Code hay dịch ra với nghĩa "mã nguồn sạch" là một khái niệm trong lập trình ám chỉ việc viết code một cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ bảo trì và mở rộng. Đó không chỉ là việc code chạy được mà còn là một nghệ thuật để tạo ra những đoạn code đẹp, hiệu quả và giúp việc hợp tác giữa các lập trình viên được dễ dàng hơn.
Clean Code có các thuộc tính sau: tính nhất quán, tính chủ đích, khả năng thích ứng và trách nhiệm.
Tính nhất quán
Định dạng chung
Quy ước chung
Dễ dàng nhận dạng
Tính chủ đích
Rõ ràng
Logic
Trọn vẹn
Có hiệu quả
Khả năng thích ứng
Tập trung
Riêng biệt
Modular
Đã thử nghiệm
Trách nhiệm
Hợp pháp
Đáng tin cậy
Tôn trọng
Lợi ích to lớn mà Clean Code mang lại
Bảo mật
Clean Code thường tuân thủ các nguyên tắc bảo mật như kiểm tra đầu vào, xử lý ngoại lệ, mã hóa dữ liệu,... giảm thiểu các điểm mà hacker có thể lợi dụng để tấn công.
Độ tin cậy
Code có cấu trúc rõ ràng, giúp dễ dàng dự đoán hành vi của phần mềm khi chạy, dễ đọc, dễ kiểm tra và dễ debug, giảm thiểu các lỗi bất ngờ.
Khả năng bảo trì
Khi có lỗi xảy ra, việc tìm và sửa lỗi trong Clean Code sẽ nhanh chóng và dễ dàng mở rộng và thêm các tính năng mới mà không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hệ thống. Giảm thiểu các chi phí bảo trì phần mềm trong dài hạn.
Có nên yêu cầu team Clean Code hay không?
Nhiều lập trình viên vẫn có mindset rằng: "Miễn là code vẫn chạy ra đúng kết quả và kỳ vọng, không cần quan tâm đến việc clean code!" Như vậy, việc clean code có cần thiết hay không? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết ta cần xem những ưu và nhược điểm của clean code là gì:
Ưu điểm:
Giảm thiểu lỗi: Code dễ đọc, dễ hiểu giúp phát hiện lỗi sớm và dễ dàng sửa chữa.
Nâng cao hiệu suất: Code sạch thường hiệu quả hơn, chạy nhanh hơn.
Tăng tính bảo mật: Mã sạch giúp phát hiện và vá lỗ hổng bảo mật dễ dàng hơn.
Có thể mở rộng: Khi đến giai đoạn mở rộng sản phẩm, chất lượng code tốt và theo quy ước sẽ dễ dàng hơn cho các lập trình viên trong việc mở rộng.
Nhược điểm:
Tốn thời gian và nguồn lực của team: Viết code sạch đòi hỏi kỹ năng và nhiều thời gian hơn so với viết code thông thường.
Khó thay đổi thói quen: Không phải ai cũng dễ dàng thay đổi cách làm việc đã quen.
Khó đo lường: Không có một thước đo chính xác để đánh giá mức độ "sạch" của code.
Như vậy, việc yêu cầu team viết Clean Code không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu cho mọi dự án. Điều quan trọng là phải cân nhắc giữa lợi ích dài hạn của Clean Code và những yêu cầu thực tế về thời gian, tài nguyên và mục tiêu của dự án.
Đây cũng là lý do SonarQube ra đời, để cân bằng được cả thời gian, nguồn lực của team lẫn chất lượng code. SonarQube tập trung vào code quality (chất lượng code) để giúp team không cần phân chia quá nhiều nguồn lực vào clean code. Với Clean as you Code, SonarQube sẽ là giải pháp hoàn hảo cho team bạn!
Candylio là đối tác chính thức đầu tiên của SonarQube tại Việt Nam với đội ngũ có thể tư vấn giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho team mình. Hãy liên hệ Candylio để được tư vấn, demo miễn phí.
Theo team Candylio, tham khảo tại đây
Comments