top of page
Ảnh của tác giảLe Duy Vu

Issue trong JIRA: Cách Tạo Và Quản Lý

Trước khi chúng ta tìm hiểu thêm chi tiết, hãy cùng thống nhất về mặt định nghĩa của một issue


Một issue là bất cứ điều gì bạn sẽ theo dõi để hoàn thành. Một số ví dụ cụ thể để QA có thể là - một tài liệu được tạo ra, một tài liệu cần được xem xét, lỗi hoặc một vấn đề về môi trường.​

Bây giờ hãy tiếp tục tạo ra một issue, giả định rằng user đăng nhập không phải là admin và project thử nghiệm của chúng ta là "Test for STH" với các thành phần - Module 1 và Module 2, các version - version 1 và version 2. Key - TFS đã được tạo ra.




1. Tạo một issue trong Jira

Issue là thành phần cơ bản của JIRA, do đó, để tạo issue có một option ngay trên menu:



Chúng ta sẽ thảo luận về các field quan trọng nhất khi tạo issue.


  • Project: Mỗi một issue thuộc về một project. Bạn có thể thay đổi project bằng cách click vào Select Box và chọn project khác mà bạn muốn issue bạn tạo thuộc về nó.


  • Issue type: Field này hiển thị tất cả các loại issue có thể được tạo và theo dõi qua JIRA. Các loại issue có trong list này (list này có thể khác nhau tùy thuộc vào administrator cài đặt):



Các loại issue trong list như là Bug, New Feature, Task, Improvement có ý nghĩa như tên gọi của chúng. Epic và Story có liên quan nhiều hơn đến các dự án Agile. Story là một yêu cầu trong Agile cần được theo dõi từ đầu đến cuối. Một Epic là một nhóm các Story. Chọn một loại issue phù hợp. Ở đây ta chọn "Bug".


  • Summary: Đặt tiêu đề cho bug ở đây. Khi được sử dụng đúng, field này rất thành công trong việc truyền tải các thông tin quan trọng. Ở đây có vài lưu ý:


Bản chất của bug/defect là một cái gì đó không đúng. Cách đặt tiêu đề chính xác ở đây là xác định chính xác ‘what’s wrong’.


Một thí dụ cho việc đặt tiêu đề không tốt là "Nên có một option để xóa nội dung trên screen". Khi đọc tiêu đề này phản ứng đầu tiên của tôi sẽ là - "Okay, nên có- nhưng vấn đề ở đây là gì? Hiện tại chưa có option này? Hay đã có nhưng option này không xóa nội dung?"


Đồng ý là khi mở bug này và xem chi tiết, tôi chắc chắn sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.


Tuy nhiên, ở đây nhấn mạnh là làm sao để sử dụng field "Summary" một cách hiệu quả nhất. Do đó, một cái summary/title phù hợp nhất ở đây sẽ là "Option xóa nội dung trang đăng nhập không xóa các field khi click vào".


Trong không gian hạn chế của field này hãy cố gắng viết tiêu đề của bạn theo cách truyền đạt vấn đề chính xác, không có sự mơ hồ.


  • Priority: Field này có thể lấy một trong các giá trị sau. Chọn một option thích hợp cho bug của bạn.



  • Component: Một list các thành phần của project. Hãy chọn một cái thích hợp.


  • Affected Version and Fix version: Hai field này sẽ hiển thị các version sẵn có cho project. Không nhất thiết rằng một bug mà bạn gặp phải trong một version cần được fix ngay trong version đó. Trong các trường hợp như vậy, bạn có thể chọn version bị ảnh hưởng là version hiện tại và version sửa lỗi là version tiếp theo. Ngoài ra, các field này có thể nhận nhiều giá trị. Bạn có thể chọn đặt một issue nhất định ảnh hưởng đến cả version 1 và version 2 như dưới đây:




  • Assignee: Bạn có thể gõ tên của người mà issue này được giao cho họ thực hiện. Bạn cũng có thể assign một issue cho chính mình.



  • Description: Field này bạn có thể dùng để nhập vào nhiều thông tin mà bạn mong muốn thể hiện trong issue của bạn. Trong trường hợp loại issue là bug, field description dùng để diễn tả chi tiết bug xuất hiện như thế nào.


Nó vô cùng quan trọng để cung cấp tất cả các thông tin.


Chẳng hạn ta có hai field quan hệ chặt chẽ với nhau là State và City. Khi tôi chọn State từ drop down list, trong field City, nó sẽ hiển thị các city tương ứng trong state mà tôi đã chọn. Nếu tôi đưa ra một bug như "Khi tôi chọn state thì không thấy các city được hiển thị". Field description là nơi tôi mô tả bug này.


Một ví dụ cho description không đầy đủ là:


1) Nhập trang web


2) Nhấp vào trang địa chỉ


3) Nhập các chi tiết khác như tên, địa chỉ. tên đường vv


4) Nhấp vào drop down list "State". Chọn state


5) Nhấp vào drop down list "City" - lưu ý tên của city


Các mô tả trên mặc dù chính xác, nó không phải là hoàn chỉnh. Khi nói đến field này, không nên cung cấp quá nhiều thông tin nhưng cũng không nên quá ít.

Nếu các bước sau được thêm vào mô tả, thì nó sẽ có ý nghĩa hơn. 


6) Chọn state là "California" và nhấp vào drop down list "City" - tất cả các trạng thái được hiển thị và người dùng có thể chọn một city cần thiết.


7) Chọn state là "Louisiana" và nhấp vào drop down list "City" - list sẽ rỗng.


8) Chọn state là New Jersey và Utah cũng gặp list city rỗng.


Vì vậy, nhắc lại lần nữa, cung cấp các bước chính xác, dữ liệu chính xác và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn cho là cần thiết để hoàn thành filed này.


  • Attachment: Bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào có thể được tải lên cùng với một issue. Khi bạn hài lòng với tất cả thông tin được nhập vào, issue có thể được tạo ra bằng cách nhấp vào nút "Create" ở cuối dialogue "Create Issue". Issue được tạo và thông báo được hiển thị cho người dùng:



Lưu ý: chú ý issue ID; nó được dẫn trước bởi "Key" của project. Đây là cách để theo dõi / nhóm các issue thuộc về một project nhất định của JIRA. Giờ đây, bạn có thể xem issue đã tạo, bằng cách nhấp vào liên kết xuất hiện trong thông báo ở trên.

2. Chi tiết bổ sung về trang Create Issue


1) Sẽ có một tùy chọn cấu hình các field được tìm thấy ở góc trên bên phải của trang "Create Issue".



Option này có thể được sử dụng để chọn / thay đổi các field mà bạn muốn thấy trong hộp thoại tạo issue của bạn. Khi có sự lựa chọn, JIRA sẽ nhớ những thay đổi cho các issue tiếp theo của bạn.


2) Ở cuối trang “Create Issue”, có checkbox “Create another”



Khi bạn chọn option này và click vào "Create" - một lần, issue hiện tại được tạo và JIRA cho bạn tiếp tục tạo issue khác với các field Project, Issue type và các filed khác ngoại trừ field Summary giống như issue bạn vừa mới tạo trước đó.


3. Kết luận


Chúng ta đã kết thúc chủ đề "Tạo ra một issue trong JIRA".

Nếu bạn có bất kỳ ý kiến hay câu hỏi nào, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

102 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

תגובות


bottom of page